Trong thời đại công nghệ 4.0 ngày nay, điện thoại, nhất là điện thoại thông minh đã trở thành vật bất ly thân của con người nhất là giới trẻ. Trong những chuyến đi xa dài ngày smartphone lại càng quan trọng, nó trở thành công cụ hỗ trợ đắc lực cho chuyến đi, những ứng dụng thông minh giúp giải quyết những sự cố trên hành trình du lịch Châu Âu của bạn. Hơn nữa, trong thời buổi mạng xa hội phát triển nhanh chóng như hiện nay, Việc kết nối wifi, hay mạng 3G là một vấn đề được rất nhiều người lưu tâm. Có những người đi du lịch họ cần đến mạng internet để theo dõi tình hình công việc ở nhà còn các bạn trẻ lại cần mạng internet để check-in, sống ảo, cập nhật tình hình trên mạng xã hội,…
Kinh nghiệm du lịch của mình thì hầu hết các điểm du lịch tại Châu Âu không có wifi free, cho nên cùng với điện thoại thông mình thì sim 3G cũng là vật bất ly thân khi du lịch Châu Âu rồi. Nhưng bạn đã biết cách sử dụng điện thoại và sim 3G ở Châu Âu chưa? Bài viết dưới đây mình sẽ chia sẻ kinh nghiệm sử dụng điện thoại và sim 3G khi du lịch Châu Âu để các bạn tham khảo nhé.
Danh mục nội dung
Kinh nghiệm sử dụng điện thoại và sim 3G ở châu Âu
Mục đích sử dụng smartphone trong chuyến du lịch Châu Âu
Lưu lại các thông tin cần thiết của chuyến đi
- Kế hoạch cụ thể, chi tiết cho chuyến đi: hầu hết các smartphone hiện nay đều được hỗ trợ phần mềm soạn thảo văn bản. Cho nên bản kế hoạch chi tiết cho chuyến đi bao gồm ăn gì? Nghỉ ở đâu? Lịch trình từng ngày? Dự trù kinh phí… bạn có thể lưu vào đấy, sau đó rút kinh nghiệm cho từng ngày một.
- Lưu lại kết quả đặt phòng trực tuyến trên các trang web booking. Com hoặc Agoda.com. Khi đến nơi bạn chỉ việc đưa kết quả book phòng lưu trong điện thoại ra cho nhân viên xem và nhận phòng thôi. Thật đơn giản và tiện lợi đúng không nào. Chia sẽ với các bạn một thực tế rằng nếu xác định du lịch Châu Âu mà không đặt phòng trước thì bạn sẽ không có phòng để nghỉ đâu, nhất là vào những đợt cao điểm du lịch. Hoặc nếu có phòng thì bạn cũng phải trả một cái giá cắt cổ đấy.
- Lưu lại thông tin đặt vé máy bay: Sau khi bạn đặt vé online xong hãng hàng không đó sẽ gửi mail xác nhận cho bạn. Khi đó bạn sẽ lưu vào Celendar đến trước giờ bay khoảng 48h thì hãng hàng không đó sẽ cho phép bạn check-in online. Check-in xong bạn sẽ add vào phần mềm có sẵn Passbook, mỗi một chuyến bay thể hiện bằng một tab trong passbook với giao diện rất đẹp. Khi đến sân bay bạn chỉ cần đi thẳng đến cửa hải quan, đưa cho họ xem cái tab đặt vé đó trong passbook để họ quét mã vạch, và đến cửa lên máy bay bạn cũng đưa nó cho nhân viên mặt đất của hãng quét, thế là xong. Thật sự là nhẹ nhàng và nhanh chóng. Bạn không mất thời gian đến sân bay để xếp hàng làm thủ tục, mất thời gian. Nếu không may gặp sự cố trên đường đi là trễ chuyến bay như chơi.
- Ở Châu Âu nếu đi đến những điểm mới mà chưa kịp tìm hiểu thông tin thì bạn nên dùng phần mềm GoEuro để tra cứu phương tiện có thể sử dụng và giá tiền thời điểm đó nhé.
- Ngoài ra, nếu chưa biết tham quan địa điểm nào ở Châu Âu thì có thể dùng app Tripomatic nhé. ứng dụng này sẽ chỉ dẫn cho bạn những địa điểm bạn nên tham quan ở khu vực mà bạn đến.
📞Gọi điện thoại online free
Kinh nghiệm du lịch Châu Âu 2024 từ Việt Nam nếu bạn chọn cách roaming sóng điện thoại của các nhà mạng Việt Nam thì hãy cần thận nếu không hóa đơn thanh toán của bạn sẽ lên đến tiền triệu thậm chí và vài chục tiệu như không hoặc chưa kịp làm gì tài khoản đã hết sạch tiền nhé. Vì vậy, với chiếc smartphone bạn nên tải các ứng dụng gọi trực tuyến như facebook, zalo, skype… để gọi điện tám chuyện miễn phí khí có wifi free nhé.
Sử dụng bản đồ offline
Trong những chuyến du lịch, khám phá vùng đất mới thì bản đồ là vật dụng không thể thiếu. Trước đây, bạn có thể sử dụng bản đồ bằng giấy hoặc hỏi những người dân bản địa. Nhưng hiện nay hầu hết smartphone đều có ứng dụng GPS, vì vậy chỉ cần tải ứng dụng về máy điện thoại cho dù không có kết nổi internet thì vẫn hiển thị chính xác vị trí bạn đang đứng không khác gì google maps nhé. Cách sử dụng điện thoại và sim 3G ở Châu Âu hồi mình đi lần trước, mình đã sử dụng ứng dụng Maps.me thấy rất thuận tiện, hữu ích và dễ sử dụng nữa.
Mua và sử dụng sim 3G ở châu Âu
Nếu chuyến du lịch của bạn ngắn ngày (khoảng 7-10 ngày) thì theo mình bạn không nên mua sim 3G làm gì cho tốn kém. Bạn có thể sử dụng wifi miễn phí cho việc truy cập internet, và thời gian còn lại bạn nên tìm hiểu về phong tục, văn hóa của vùng đất bạn đến.
Nếu bạn đi chuyến dài ngày khoảng 1 tháng trở lên như mình và đi qua nhiều quốc gia châu Âu như Pháp, Ý, Thụy Sĩ Bỉ, Hà Lan… thì nên sử dụng sim có thể dùng được ở nhiều quốc gia; nên tìm mua loại sim vừa gọi điện tẹt ga, lướt web thỏa thích mà quan trọng là giá rẻ. dưới đây là một số loại sim 3G bạn có thể sử dụng khi du lịch châu Âu nhé:
- Sim Three của Anh. Hãng này có một gói cước là Feel at home, trị giá 20 GBP (khoảng 23.7 EUR) với thời gian 30 ngày. Bạn được 300 phút gọi, 3000 SMS và 12 GB data miễn phí tại UK và 42 nước khác.
Bạn cũng có thể đăng ký 1 sim miễn phí, sau đó nạp tiền 25 GBP để chọn gói cước không giới hạn dùng Internet ở UK và 12Gb data miễn phí tại 42 nước còn lại.
Bạn phải mua SIM ở UK, lắp vào máy kích hoạt trước khi sử dụng tại các nước Roaming. Nếu bạn không đi qua UK khi đi du lịch châu Âu, bạn cần có 1 người bạn đang sống ở UK đặt mua SIM và kích hoạt hộ, bật roamming Internet cho SIM, sau đó gửi bưu điện (khoảng 6 GBP) để tới tay bạn sử dụng.
Trong chuyến hành trình của mình, Sim này có thể sử dụng các gói dung lượng data, nghe gọi miễn phí ở Pháp, Bỉ, Hà Lan, Đức, Séc, Ý và Tây Ban Nha. Các nước khác nếu ngoài danh sách 42 nước đó thì bạn phải nạp thêm tiền mới có thể roaming nghe gọi và dùng data với chi phí khá cao, tương tự các hãng khác.
- Sim Lyca tại nước bạn đến. Hãng Lyca này có mặt tại khá nhiều nước tại châu Âu. Tại mỗi nước, với giá trung bình 10-30 EUR là bạn đã có một sim card với 30 ngày sử dụng, vài Gb dữ liệu, vài trăm phút gọi miễn phí đi quốc tế hoặc gọi và SMS không giới hạn trong nước đó. Nếu bạn mua online, bạn cần phải có địa chỉ để gửi đến ví dụ như địa chỉ khách sạn và sẽ được tặng thêm ưu đãi so với bạn mua tại cửa hàng.
Nếu bạn di chuyển từ nước này sang nước khác, bạn có thể không cần phải mua sim mới mà chỉ cần mua gói cước mới cho nước đó. Tuy nhiên, cũng có 1 vài review không tốt về chất lượng của nhà mạng này. Do đây là một nhà mạng ảo, thuê lại băng thông của các nhà mạng thật ở các quốc gia, nên chất lượng có thể bị giới hạn.
Lưu ý khi sử dụng sim 3G ở châu Âu
+ Nếu bạn sử dụng điện thoại Iphone thì hãy chắc chắn rằng điện thoại của mình không bị khóa bởi các nhà mạng Việt Nam
+ Bạn có thể mua sim 3G tại các cửa hàng tạp hóa hay siêu thị ở những nơi bạn đến, hoặc mua trên website của nhà mạng.
Mẹo sử dụng sim 3G tiết kiệm
- Cách sử dụng điện thoại và sim 3G ở Châu Âu, nếu chuyến du lịch của bạn dài ngày thì bạn nên mua những gói cước dài hạn như vậy giá sẽ rẻ hơn nhiều so với gói cước ngày hoặc gói cước ngắn hạn
- Ở Châu Âu, các nhà mạng chỉ tính cước gọi và nhắn tin thôi, không tính cước nghe và nhận tin nhắn nên bạn cứ yên tâm nhé
- Khi mua sim 3G thì nên mua những sim có tích hợp cả nghe, gọi, nhắn tin và lướt web trong đó những sản phẩm được ưu tiên đó là những sim có dung lượng 3G, 4G nhiều hơn nghe gọi sẽ tiết kiệm được kha khá đó.
Những điểm truy cập wifi miễn phí ở Châu Âu
- Nhà nghỉ, khách sạn nơi bạn nghỉ chân: hầu hết các nhà nghỉ, khách sạn đều trang bị wifi free. Ngoài ra, bạn có thể truy cập internet từ các điểm wifi trong các quán café, nhà hàng. Và tất nhiên bạn phải gọi một thứ đồ gì đó, bởi không ai cho bạn ngồi không trong quán của họ đâu
- Wifi miễn phí của nhà mạng: mỗi nhà mạng, khi bạn mua sim sẽ được cung cấp một tài khoản khi đi trên đường, tại các điểm có bán sim của nhà mạng sẽ có wifi miễn phí, bạn chỉ cần đăng nhập theo tài khoản đã đăng kí là có wifi để sử dụng rồi.
- Wifi ở sân bay: hầu hết các sân bay đều có wifi miễn phí, những cũng có nơi hạn chế lượng truy cập, muốn truy cập được bạn pahir bỏ tiền ra mua nhé. Một số hãng hàng không cũng trang bị wifi miễn phí trên may bay cho hành khách.
Ngoài ra, nếu đi du lịch Châu Âu bạn cũng nên tham khảo thêm những chia sẻ bổ ích sau: Kinh nghiệm xin Visa Châu Âu du lịch: chi phí, nơi nộp; Kinh nghiệm du lịch Châu Âu: visa, tiền tệ, lưu ý chi tiết