Hà Nội những ngày hè nắng nóng oi bức, ngột ngạt, chúng mình quyết định rời xa Hà Nội đến Cô tô để tránh nóng vì biển nơi đây rất đẹp. Kinh nghiệm phượt Cô Tô tự túc 2024 của mình dưới đây hy vọng sẽ cung cấp được nhiều thông tin bổ ích cho bạn nếu ghé thăm hòn đảo xinh đẹp này.
Danh mục nội dung
Kinh nghiệm phượt Cô Tô 2024
Cô Tô là hòn đảo ngọc xinh đẹp ở tỉnh Quảng Ninh với bờ cát trắng trải dài và làn nước trong xanh. Nếu các bạn đang lên kế hoạch đi biển trong mùa hè này, hãy đọc qua chuyến đi phượt Cô Tô của mình với những thông tin mới nhất về chi phí đi lại, nhà nghỉ khách sạn nào giá rẻ, nên chụp ảnh, tham quan ở đâu, nếu không rành bạn có thể bỏ sót chỗ đẹp không biết mà đến.
-
Cách di chuyển đến Cô Tô
Mình từng đi phượt rất nhiều lần, nhưng phần lớn mình đều chọn những cung đường của Tây Bắc như Mai Châu, Mộc Châu, Hà Giang, phương tiện mình sử dụng chủ yếu là xe máy. Tuy nhiên trong cuộc hành trình lần này thì mình quyết định sử dụng phương tiện di chuyển đến Quảng Ninh là bằng xe khách.
Kinh nghiệm phượt Cô Tô 2024, sau khi ăn sáng và chuẩn bị hành lý cẩn thận, mình có mặt tại bến xe Mỹ Đình là 9h ( Hôm đó là thứ 6), xe khách từ Hà Nội đi Quảng Ninh chạy rất nhiều, cứ 15 phút là có một chuyến nên bạn không phải lo lắng. Có hai hãng xe chất lượng tốt khi đến Quảng Ninh là Hoàng Long, Kumho Việt Thanh.
Mình thấy xe Kumho Việt Thanh chất lượng phục vụ và dịch vụ tốt hơn, không nhồi nhét, không bắt khách dọc đường, vì vậy xe đi rất nhanh mà không bị say, Tuy nhiên đi Việt Thanh hợp với lịch trình đi Yên Tử, Bãi Cháy, Hạ Long hơn vì xe Việt Thanh chỉ dừng ở Cẩm Phả không đến Cửa Ông nên mình quyết định đi xe Đức Phúc. Nếu như bạn có thời gian thì hãy đi xe của Kumho Việt Thanh.
Mình lên xe Đức Phúc đi về Cửa ông, giá xe là 220.000 VND/ người. Tuy nhiên đi đường xe hay dừng bắt khách làm mình bị say xe. Nhất là đoạn đường đi từ Mỹ Đình đến plaza, xe Đức Phúc chạy khá chậm, bắt khách liên tục, đi từ 9h15 mà 11h mới đến Melinh Plaza. Sau 7 tiếng ngồi trên xe 6h chiều mình mới đến được cửa Cái Ông. Mình đưa thêm nhà xe 30k, họ trở mình đến tận cảng Cái Rồng luôn.
Về đến cảng Cái Rồng vào khoảng 16h20, mình vào nhà nghỉ Phương Thảo, cách cảng cái rồng khoảng 50m, nghỉ ngơi để sáng hôm sau ra đảo, giá nhà nghỉ phòng 1 đêm là 250k/phòng, phòng đôi. Ti Vi, tủ lạnh, điều hòa đều đầy đủ cả.
Di chuyển trên đảo thì các bạn có thể thuê xe máy (200k/ngày) đổ cỡ 2 lit xăng (30k/1lit) đi tẹt ga luôn :D, thuê xe có thể kẹp 3, yên tâm công an không bắt khách du lịch đâu. Thường thì các bạn thuê 1 ngày còn 1 ngày ra Cô Tô con thì đi xe điện nếu nhóm đông. Buổi tối có thể đi câu mực (1tr7/thuyền) rất thú vị nhé.
-
Tàu ra Cô Tô
Sáng hôm sau, chúng mình thức dậy sớm. 6h30 mình đã có mặt tại cảng cái rồng, vì 7h sáng tàu đã xuất phát rồi, mất khoảng 4 tiếng mới đến được, loại tàu này rất dễ bị say sóng, giá vé là 95.000 đồng/ lượt. Tuy nhiên, đi tàu gỗ bạn có thể thong thả ngắm cảnh và trò chuyện với bạn bè.Vào mùa hè, khách du lịch đến Cô Tô khá đông cho nên giá vé không ổn định, bạn nên hỏi giá vé trước khi lên tàu và đến sớm trước 15 phút nhé!
Nhóm mình có ý định đi tàu cao tốc cho nhanh mặc dù giá vé có đắt một chút là 200.000 VND/ người, tuy nhiên đến 13h tàu mới chạy. Nếu ai chọn đi tàu cao tốc đi nên bắt xe khách sao cho hợp lý, còn ngày thường thì giá vé khoảng 165.000 VND/ người.
Lưu ý: Để có chỗ ngồi tốt hãy xuống tàu trước tầm 30 phút.
Lịch tàu ra Cô Tô các bạn có thể tham khảo như sau:
– Tàu cao tốc: Xuất phát từ Vân Đồn đi Cô Tô lúc 13h30 chiều và xuất phát từ Cô Tô về Vân Đồn lúc 8h sáng các ngày trong tuần. Thời gian đi là 1h30 phút. Ngoài ra còn có tàu tăng cường xuất phát vào sáng thứ 2 lúc 6h30 từ Vân Đồn đi Cô Tô và chiều thứ 6 từ Cô Tô về Vân Đồn lúc 15h00. Giá vé 135.000 vnđ/người/chiều.
Tàu gỗ sáng: Xuất phát lúc 7h00 từ Vân Đồn ra Cô Tô, từ thứ 2 đến chủ nhật và từ Cô Tô về Vân Đồn từ thứ 2 đến chủ nhật hàng tuần. Giá vé: 95.000 VNĐ/người/lượt
– Tàu gỗ chiều: Xuất phát từ Vân Đồn ra Cô Tô lúc 13h các ngày thứ 3,5,7 và từ Cô Tô về Vân Đồn lúc 13h các thứ 4, 6, chủ nhật.
=> Mách nhỏ: Ngoài ra, các bạn phượt Cô Tô bằng xe máy nếu đi nhóm đông người cũng rất thú vị nhé.
-
Nhà nghỉ tại Cô Tô
Ở đâu khi phượt Cô Tô? Sau khi tham khảo thông tin trên mạng, nhóm mình đã đặt trước phòng 2 tuần vì không muốn mất công đi tìm, nhóm mình chọn nhà khách huyện ủy Cô Tô, nhà khách cách cảng tàu 600m, đi bộ mất khoảng 10 phút, có 9 phòng, giá cả sinh viên, phòng không điều hòa là 450.000VNĐ/ phòng, còn có điều hòa là 700.000 VNĐ/ người. Nhóm mình chọn phòng 450.000VNĐ. Nếu bạn muốn đặt phòng thì liên hệ chú Hòa, số điện thoại là 0912 658 659.
Bạn cũng có thể ở nhà dân, với giá 100k/người. BBQ thì đồ ăn các bạn có thể nhờ chủ nhà mua hoặc tự mua, ngoài bãi biển chỉ có đồ nướng + rượu thôi nhé. Có thể nhờ gia đình họ nấu ăn luôn, giá 100k/người ăn ngon và no nê, muôn ăn gì có thể nhờ họ mua. Liên hệ cô Thái 01663685664, nhà cô cách thị trấn khoảng 2km.
Một số nhà nghỉ, khách sạn tốt nhất, phổ biến và giá rẻ gần đảo Cô Tô các bạn có thể tham khảo:
Van Hai Green Hotel – Sơn Hào, Quan Lạn, Vân Đồn
- Giá phòng dao động từ $29-$34
- Tìm hiểu thêm thông tin tại: Van Hai Green Hotel
Coto Eco Lodge – Bãi biển Hồng Vàn, Thôn Hồng Hải, Đồng Tiến
- Tìm hiểu thêm thông tin tại: Coto Eco Lodge
Robinson Ecolodge Minh Chau – Bãi Robinson, Xã Minh Châu, Huyện Vân Đồn
- Tìm hiểu thêm thông tin tại: Robinson Ecolodge Minh Chau
Minh Chau Resort – Ninh Hải, Minh Châu, Vân Đồn, Đảo Quan Lạn
- Giá phòng dao động từ $22-$30
- Tìm hiểu thêm thông tin tại: Minh Chau Resort
Le Pont Minh Chau Hotel – Bãi biển Minh Châu, Đảo Quan Lạn
- Tìm hiểu thêm thông tin tại: Le Pont Minh Chau Hotel
-
Hành trình tham quan Cô Tô 3 ngày 2 đêm
Ngày thứ nhất:
Sau khi nhận phòng, nghỉ ngơi và ăn uống, 2h nhóm mình bắt đầu cuộc hành trình khám phá Cô Tô. Nhóm mình thuê xe máy đi di chuyển ở Cô Tô, giá 150.000 VNĐ/ ngày (chưa bao gồm tiền xăng), nửa ngày nên chỉ mất 75.000 VNĐ/ xe.
Sau đó nhóm mình lượn khắp một vòng Cô Tô. Đi địa tham quan trong ngày đầu của mình là khu tưởng niệm Bác Hồ, bãi cháy Cầu My, bãi đá Pealite.
Ngày thứ 2:
Kinh nghiệm du lịch Cô Tô tự túc 2024, đi chơi tại ngọn Hải Đăng, đến Cô Tô thì nhất định phải đến ngọn Hải Đăng nhé! Cảm giác leo đến tận đảo rất là phiêu, khung cảnh thì vô cùng lãng mạn, bạn tha hồ chụp ảnh sống ảo ở đây. Sau đó nhóm mình đi Bãi Hồng Vàng, đây là bãi biển đẹp nhất ở Cô Tô đấy, tuy nhiên không thể đẹp bằng Nha Trang với Phú Quốc.
Tại đây, bạn có thể lặn biển, mức chi phí trọn gói là 180.000 VNĐ/ người. Tuy nhiên không phải lúc nào cũng lặn biển được vì còn phụ thuộc vào thời tiết. Sau đó nhóm mình đến bãi Vàng Chảy, bãi Vàng Chảy có sỏi chạy ra đến tận biển, nước trong, tuy nhiên rất nguy hiểm và tuyệt đối không được tắm chỉ nên đi dạo thôi.
Ngày thứ 3:
Tiếp tục, du lịch Cô Tô 3 ngày 2 đêm, sáng dậy sớm, chuẩn bị đồ đến đảo Cô Tô Con. Giá tàu là 600k/ 2 người, ở đây có nhiều có rất nhiều gỗ quý, cảnh đẹp miễn chê luôn. Khoảng 12h trưa chúng mình rời đảo trở về Cô Tô lớn với chuyến tàu trở về đất liền lúc 14h.
Lần này bọn mình chọn đi tàu siêu tốc, chỉ mất 1 tiếng là đến cảng cái Rồng. Sau đó bắt xe khách về Hà Nội, về tới Hà Nội là 21h.
-
Quán ăn ngon tại Cô Tô
Nhóm mình thương ăn uống tại nhà Hàng Úy Thanh, món ăn ở đây vừa ngon lại vừa hợp lý. Nếu đi đồng thì bạn nên đặt trước để họ sắp xếp. Hướng dẫn du lịch đảo Cô Tô, bạn có thể ăn sáng tại cử hàng Tiến Béo, bún , phở bò ở đây giao động từ 30.000-35.000 VNĐ/ người.
-
Lưu ý khi đến Cô Tô
– Ở Cô Tô rất nhiều muỗi chọn nên bạn nên mang theo thuốc chống muỗi, côn trùng vì nhà thuốc trên đảo không nhiều.
– Lưu ý khi phượt đảo Cô Tô, tại hòn đảo này thường hay mất điện nên bạn hãy chọn những nhà nghỉ gần biển cho mát mẻ.
– Nên mang theo đèn pin, đèn sạc mì vào ngày cuối tuần Cô Tô hay bị mất điện.
Cùng với những chia sẻ về kinh nghiệm phượt Cô Tô tự túc và chuyến đi 3 ngày 2 đêm. Các bạn cũng có thể tham khảo thêm: Đi du lịch biển cần chuẩn bị những gì? Lưu ý khi chuẩn bị đồ cho chuyến đi của mình thêm trọn vẹn và nhiều kỉ niệm nhé.